Bật mí kinh nghiệm Tư vấn iso 9001 (kỳ 30)

Chuyên gia tư vấn ISO 9001 cho rằng việc Thống nhất hành động và văn bản hoá các  bước  xử lý máy móc thiết bị hỏng  một cách tốt nhất để duy trì năng suất và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

 

 

QUY TRÌNH XỬ LÝ MÁY MÓC, THIẾT BỊ  HƯ HỎNG KỸ THUẬT

Theo chuyên gia tư vấn ISO 9001 “Hư hỏng” là việc mất đi chức năng sử dụng của phương tiện máy móc và thiết bị hoặc các chức năng đó ở trong tình trạng dưới mức cho phép, quá mức quy định.

Các hư hỏng có thể được phân loại theo 4 tiêu chí sau:

  1. Thời kỳ xuất hiện - xuất hiện trước chu kỳ, xuất hiện bất thường và theo chu kỳ    
  2. Nguồn -các hư hỏng đơn giản, các hư hỏng phức tạp
  3. Mức độ mất chức năng sử dụng - hư hỏng hoàn toàn và hư hỏng từng phần
  4. Mức độ ảnh hưởng -hư hỏng nghiêm trọng, hư hỏng bình thường

Chuyên gia tư vấn ISO 9001  cho rằng mục đích của Quy trình xử lý máy móc thiết bị hư hỏng là cần phải tìm ra những bộ phận hư hỏng, điều tra nguyên nhân và tiến hành xử lý. Thông qua những biện pháp này để khôi phục một cách nhanh chóng các phương tiện máy móc thiết bị đó đi vào hoạt động, phục vụ sản xuất kinh doanh và tránh tái diễn.

Theo chuyên gia tư vấn ISO 9001 , Quy trình xử lý máy móc thiết bị hư hỏng cần có các nội dung sau:

  1. Báo cáo hư hỏng (Báo các sơ bộ của người vận hành).

Trong báo cáo báo cần nêu máy và thiết bị gây ra sự cố, tên của sự cố, ngày xảy ra và một vài nét chính về sự cố.

  1. Phân tích  tình trạng hư hỏng

Các phòng hoặc các bộ phận chuyên môn bảo dưỡng phải kiểm tra các hỏng hóc dựa trên cơ sở “báo cáo sơ bộ của người vận hành”.

Các phòng ban hoặc bộ phận có trách nhiệm cần phải tiến hành một số việc khi phương tiện máy móc, thiết bị hư hỏng như sau:

  • Phát hiện các bộ phận bị hỏng.
  • Phân loại hư hỏng.
  • Đánh giá tình trạng hư hỏng.
  • Điều tra các nguyên nhân gây ra hư hỏng.
  1. Phương pháp xử lý

  1. Trong trường hợp hư hỏng nhỏ cần tiến hành sửa chữa và thay thế các bộ phận hỏng.
  2. Trong trường hợp hỏng nghiêm trọng, cần tiến hành kiểm tra chính xác để xác định nguyên nhân gây hỏng và tiến hành các biện pháp khắc phục
  3. Trong trường hợp thứ 2 như đã nêu trên, việc khôi phục đòi hỏi phải một  khoảng thời gian đáng kể. Vì vậy, cần phải kiểm tra tính khả thi của hành động khẩn cấp.
  4. Nếu có thể, cần thực hiện các biện pháp khắc phục khẩn cấp.
  5. Nếu các biện pháp khắc phục khẩn cấp không thể thực hiện được, cần sửa chữa khẩn cấp các hư hỏng đã xảy ra. Sửa chữa khẩn cấp cần được thực hiện theo “Quy trình  bảo dưỡng khi hỏng”
  1. Báo cáo xử lý

  1. Cần báo các nguyên nhân hỏng hóc, các biện pháp khắc phục, ngày thực hiện, người thực hiện, thời gian ngừng sản xuất, chi phí sửa chữa, ngày hoàn thành biện pháp khắc phụ, người kiểm tra hành động khắc phục và hành động sắp tới.
  2. Các báo cáo này phải được lưu giữ để làm tài liệu cho đợt kiểm tra sắp tới.
  1. Biện pháp khắc phục trong thời gian tới

Các hành động đã được đề cập chỉ là biện pháp khắc phục kịp thời. Điều cần thiết là đưa ra hành động khắc phục phù hợp trong thời gian tới.

Các biện pháp phòng ngừa tái diễn và các hoạt động như cải tiến, bảo dưỡng phương tiện máy móc và thiết bị cũng rất cần thiết. Hoạt động này nhằm cải tiến phương pháp vận hành và bảo dưỡng phương tiện và thiết bị.

Chuyên gia tư vấn ISO 9001 cho rằng việc Thống nhất hành động và văn bản hoá các  bước  xử lý máy móc thiết bị hỏng  một cách tốt nhất để duy trì năng suất và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng