Bật mí kinh nghiệm tư vấn TPM (Kỳ 2)

Bật mí kinh nghiệm tư vấn TPM (Kỳ 2)

KHI TƯ VẤN TPM VÌ SAO CẦN LẬP TIÊU CHUẨN VẬN HÀNH?

Trong tư vấn TPM, một tiêu chuẩn vận hành là một bộ hướng dẫn công việc. Bắt nguồn từ việc kiểm soát quá trình, tiêu chuẩn này là một văn bản quy định nội dung và thủ tục các công việc để thực thi yêu cầu chất lượng một cách có hiệu quả. Theo kinh nghiệm tư vấn TPM, IMQ cho rằng một tiêu chuẩn thực hiện có 3 chức năng chính là ...

Bật mí kinh nghiệm tư vấn TPM (Kỳ 2)

 

KHI TƯ VẤN TPM VÌ SAO CẦN LẬP TIÊU CHUẨN VẬN HÀNH?

Trong tư vấn TPM, một tiêu chuẩn vận hành là một bộ hướng dẫn công việc. Bắt nguồn từ việc kiểm soát quá trình, tiêu chuẩn này là một văn bản quy định nội dung và thủ tục các công việc để thực thi yêu cầu chất lượng một cách có hiệu quả. Những văn  bản này đảm bảo rằng với mọi người vận hành đều có thể hiểu như nhau về các cách vận hành và các thủ tục có thể thực hiện đúng theo một cách giống nhau.

Theo kinh nghiệm tư vấn TPM, IMQ cho rằng một tiêu chuẩn thực hiện có 3 chức năng chính là:

1)Chỉ ra các điểm mấu chốt giúp cho việc phòng ngừa nguy cơ tạo ra sản phẩm không phù hợp và trục trặc trong sản xuất.
2)Nâng cao hiệu quả làm việc của người vận hành. 
3)Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến thông qua các quy định công việc

Do vậy, một tiêu chuẩn vận hành giúp ích được cho việc tư vấn TPM cần bao gồm các nội dung sau:

(1)Phạm vi
(2)Các nguyên vật liệu và phụ kiện 
(3)Thiết bị, công cụ và dụng cụ đo lường
(4)Trình tự quá trình sản xuất 
(5)Phác thảo bảng điều khiển 
(6)Thủ tục công việc (bao gồm thủ tục vận hành) và các điểm lưu ý, kiểm tra sơ bộ, khâu chuẩn bị công việc, khâu chính, khâu cuối cùng và điểm lưu ý.
(7)Điều kiện làm việc (địa điểm/an toàn cũng cần được lưu ý khi tư vấn TPM cho doanh nghiệp) 
(8)Kiểm tra quá trình  
(9)Các hành động đưa ra khi có sự cố ngoài giới hạn kiểm soát 
(10)Báo cáo vận hành
(11)Giới hạn lấy mẫu
(12)Những người vận hành
(13)Tiêu chuẩn thời gian vận hành
(14)Các yêu cầu đối với bộ phận.
(15)Trình độ vận hành
(16)Các tiêu chuẩn liên quan
(17)Các điểm khác.

 

Khi phác thảo tiêu chuẩn vận hành, chuyên gia tư vấn TPM cần lưu ý:

1)Các tiêu chuẩn vận hành này phải đảm bảo rằng khi làm theo hướng dẫn này sẽ không tạo ra những sản phẩm không phù hợp .
2)Càng dễ thực hiện càng tốt
3)Cần phải chỉ rõ chuẩn mực cho các hoạt động thực tiễn.
4)Cần chỉ ra phương pháp và chuẩn mực sử dụng để đánh giá chất lượng kết quả.
5)Tiêu chuẩn càng đơn giản càng tốt. Quá nhiều văn bản năng suất sẽ thấp hơn
6)Phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của việc thực hiện và sửa đổi cần phải được chỉ rõ. Quyền hạn cần được giao phó càng nhiều càng tốt.
7)Cần phải nhắc việc tối ưu hoá toàn bộ quá trình hơn là những lợi ích cục bộ.

Cũng giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn vận hành được thiết lập trong quá trình tư vấn TPM cũng cần được xem xét đánh giá và sữa chữa.

1) Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nên cần quy định và lập thành văn bản các thủ tục khi thay đổi bất kỳ mỗi phần của quá trình.
2) Khi hoạch định một sự thay đổi, cần đảm bảo rằng sự thay đổi sẽ không gây nên bất kỳ một vấn đề nào không mong muốn.
3) Sau khi sửa đổi cần thu thập và phân tích các dữ liệu thích hợp để kiểm tra mục đích của sự thay đổi có đạt được hay không và nó ảnh hưởng thế nào đến chất lượng và năng suất.
4) Cần chắc chắn khi xoá bỏ một tiêu chuẩn thực hiện không cần thiết.
5) Lập kế hoạch và tiến hành xem xét định kỳ để nắm bắt được việc thực hiện các tiêu chuẩn và hiệu quả của tiêu chuẩn vận hành.

Kinh nghiệm tư vấn TPM chỉ ra rằng, tiêu chuẩn vận hành là một bộ chỉ dẫn công việc, nó chỉ ra các điểm mấu chốt giúp cho việc tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan đồng thời phòng ngừa những trục trặc có thể xẩy ra trong sản xuất. bên cạnh đó, tiêu chuẩn vận hành còn nâng cao hiệu quả làm việc của người vận hành. 

Nguyễn Thế Cường, MBA

Chi tiết vui lòng tham khảo link dưới đây

Tư vấn TPM

https://imq.vn/tu-van-5s-kaizen-pdca-lean-tpm.html


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng