Làm sao Tư vấn TPM hiệu quả cho doanh nghiệp Việt?

Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với qui mô nhỏ và vừa hằng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề như đơn hàng, đáp ứng thời gian giao hàng, chất lượng. Các vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng qui cho cùng thì có 2 nguyên nhân chính là từ bản thân doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường bên ngoài. Lãnh đạo doanh nghiệp vẫn duy trì cách quản lý lạc hậu, chậm đổi mới so với các doanh nghiệp có sự tư vấn TPM hiệu quả và áp dụng triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Làm sao Tư vấn TPM hiệu quả cho doanh nghiệp Việt?

                                          Chuyên gia tư vấn TPM của IMQ làm việc tại Công ty Đông Quang

1.Vì sao cần áp dụng TPM và có sự tư vấn TPM chuyên nghiệp?

Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với qui mô nhỏ và vừa hằng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề như đơn hàng, đáp ứng thời gian giao hàng và chất lượng. Các vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng qui cho cùng thì có 2 nguyên nhân chính là từ bản thân doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường bên ngoài. Thị trường thay đổi rất nhanh và nhu cầu cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng trở nên đa dạng, nhanh chóng với chi phí thấp ngày càng tăng, trong khi đó lãnh đạo doanh nghiệp vẫn duy trì cách quản lý cũ, chậm đổi mới và cập nhật các phương pháp quản lý mới nên doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng chậm lại và dần dần tụt hậu so với các doanh nghiệp hoạt động bài bản và có sự tư vấn TPM để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc thù hoạt động sản xuất cần có hoạt động ổn định và xuyên suốt của dàn máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng và kịp thời. Tuy nhiên một số lượng các nhà máy ở Việt Nam sẽ gặp các tình trạng sau:

1/ Máy móc khởi động càng ngày càng chậm, đồng thời thời gian ra hàng ổn định lâu hơn thiết kế của nhà sản xuất. Nói tóm lại là bị thiệt hại khi khởi động máy.      

2/ Hàng hóa sản xuất ra có chất lượng thấp, không đạt yêu cầu khách hàng. Ví dụ như bao bì in có chất lượng kém, bị nhòe hay đậm nhạt không đều.

3/ Hao mòn quá mức, hư hỏng thường xuyên các chi tiết, phụ tùng gá lắp, linh kiện thay thế, làm phát sinh chi phí sửa chữa nhiều hơn bình thường.

4/ Máy móc bị hư hỏng phải ngừng thời gian ngắn để sửa chữa, điều chỉnh 

5/ Thời gian để thay đổi mã hàng lâu và có nhiều sai sót trước khi ổn định sản xuất và chất lượng

6/ Máy móc bị sự cố nặng, phải ngừng hoạt động thời gian dài để tu bổ, bảo trì phục hồi

7/ Tốc độ bị giảm, công suất thiết bị thiếu hụt so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất

Khi đối mặt với các tình trạng trên là lúc cần đến sự tư vấn TPM để phục hồi và cải thiện hoạt động sản xuất, hướng tới lợi nhuận bền vững. Với sự hỗ trợ của công ty tư vấn TPM chuyên nghiệp việc huấn luyện, triển khai sẽ được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia tư vấn TPM sẽ giúp xác định đúng vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, cùng xử lý để có những kết quả trong ngắn hạn và một kế hoạch xây dựng hệ thống TPM, hướng tới những kết quả lớn hơn mang tính chiến lược, quyết định cho sự  tồn tại và phát triển của tổ chức.

2. Tư vấn TPM là gì?

                                                   Trần Vỹ Châu, Chuyên gia tư vấn TPM của IMQ Corporation

TPM nói một cách đơn giản là xây dựng một hệ thống bảo trì năng suất tổng thể để máy móc ở điều kiện hoạt động tốt nhất để sản xuất ổn định nhất. Với sự tư vấn TPM từ chuyên gia, một nhà máy sẽ hướng tới kết quả không hư hỏng, không tai nạn, không hàng hư từ thời gian có vài giờ được cải thiện thành nhiều ngày, thậm chí cả tuần. Qua dự án tư vấn TPM, bảy lãng phí về thiết bị nêu trên sẽ được giảm triệt để và liên tục cải tiến, đảm bảo năng suất chất lượng, hiệu quả tối đa của nhà máy.

                              Buổi đào tạo của Chuyên gia tư vấn TPM của IMQ Corporation tại Công ty Đông Quang

TPM cùng với TQM (Quản lý chất lượng toàn diện) và JIT (Sản xuất vừa kịp lúc với tiêu chí Đúng sản phẩm, Đúng số lượng, ở Đúng chỗ và Đúng thời thời điểm cần thiết) đều có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với TPM thì thời gian bảo trì bảo dưỡng nằm trong kế hoạch sản xuất và được chủ động thực hiện bởi những người công nhân trực tiếp đứng máy thay vì thụ động phụ thuộc vào đội ngũ thợ bảo trì, sửa chữa như hệ thống kiểu cũ của Mỹ. Ngoài ra với sự tư vấn TPM tốt từ chuyên gia thì nhà máy cũng sẽ xây dựng được hệ thống cải tiến liên tục để cải thiện hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị cũng như năng suất chất lượng của nhà máy.  

3. TPM được triển khai ra sao?

Tuy rất hiệu quả nhưng việc áp dụng và tư vấn TPM cần được tiến hành từng bước theo phương châm mưa dầm thấm lâu, không thể vội vàng được. Câu nói dục tốc bất đạt chưa bao giờ lại đúng như thế trong trường hợp này. Xây dựng TPM là triển khai một hệ thống quản lý mới, thay đổi thói quen của cả một nhà máy và hình thành một văn hóa mới, văn hóa chịu trách nhiệm và cải tiến liên tục đối với từng máy móc thiết bị đang phụ trách của đội ngũ công nhân và quản lý trực tiếp tại xưởng sản xuất. Nền tảng của trước hoạt động tư vấn TPM là 5S, do đó hoạt động đầu tiên phải được triển khai quyết liệt là 5S, có thể nói không ngoa, nếu không có 5S thì không có TPM. Do đó bên tư vấn TPM sẽ rà soát và củng cố hoạt động 5S tại hiện trường trước khi tiến hành các hoạt động triển khai TPM thực tế. Song song đó là hoạt động tuyên truyền về TPM cho mọi quản lý và nhân viên. Sau khi có sự thông suốt và ủng hộ của mọi người, đặc biệt là sự hỗ trợ triển khai của Lãnh đạo cấp cao thì tiếp theo đây là 12 bước tiến hành thực hiện TPM của đội ngũ tư vấn TPM tại một nhà máy sản xuất.

Giai đoạn chuẩn bị:

1.Tư vấn TPM huấn luyện TPM cho mọi người trong Công ty
2.Lập sơ đồ tổ chức thực hiện TPM
3.Thông báo chính thức triển khai tư vấn TPM ở Công ty
4.Thiết lập chính sách và mục tiêu TPM
5.Lập kế hoạch thực hiện tư vấn TPM
6.Bắt đầu thực hiện tư vấn TPM

Giai đoạn triển khai tư vấn TPM

7. Cùng với tư vấn TPM xác định khu vực triển khai ban đầu và cải tiến hiệu quả thiết bị

 

Như bất kỳ hoạt động cải tiến nào, việc thực hiện tư vấn TPM là một cách làm hết sức mới mẻ với mọi người, do đó cần được bắt đầu từ một khu vực nhỏ để mọi người có kinh nghiệm và đồng thời thấy được kết quả thực hiện, để từ đó làm động lực tiếp tục mở rộng ra phạm vi lớn hơn. Khu vực thí điểm có thể là một khâu đơn giản với máy móc không quan trọng lắm tới hoạt động sản xuất, hay có khi lại là một nơi đang có những vấn đề nghiêm trọng gây nút thắt cổ chai trong dây chuyền sản xuất. Việc chọn lựa khu vực nào để thực hiện cải tiến trọng tâm sẽ được thảo luận và quyết định bởi nhóm cải tiến và bên tư vấn TPM để đảm bảo kết quả tốt nhất cho chương trình. 

8.Tiến hành Bảo trì tại chỗ và phục hồi thiết bị về tình trạng ban đầu. 


Khi đã xác định được khu vực thí điểm, việc tiếp theo là lúc kết hợp tư vấn TPM vào hoạt động 5S và bảo trì tại chỗ. Tại chỗ ở đây là ngay tại vị trí của thiết bị với sự tham gia của công nhân và quản lý sản xuất trực tiếp. Quan trọng ở đây là thuyết phục tất cả những người tham gia TPM động não và phối hợp với nhau để liên tục khôi phục thiết bị trở lại tình trạng cơ bản ban đầu bằng cách sử dụng các hoạt động 5S. Khi máy móc thiết bị được khôi phục hiện trạng ban đầu, công nhân và quản lý cần bắt đầu ngay việc bảo trì tại chỗ bao gồm việc làm sạch hằng ngày, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của máy móc vào cuối ca làm việc và đầu giờ, phát hiện hư hỏng hoặc bất thường, xác định và loại bỏ nguyên nhân hư hỏng, lập các tiêu chuẩn để làm sạch, kiểm tra, và bôi trơn máy móc định kỳ phù hợp.

Việc này được tiến hành đồng thời với việc đo OEE - Hiệu suất huy động máy móc thiết bị toàn phần. OEE, viết tắt của Hiệu suất huy động máy móc thiết bị toàn phần là chỉ số  đo lường mức độ sẵn sàng của thiết bị, cách thức hoạt động và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Đo lường điều này thường xuyên sẽ cung cấp cho bạn một chỉ số tuyệt vời về việc chương trình tư vấn TPM của bạn có hoạt động như kế hoạch hay không. Điều này sẽ cung cấp cho bạn bằng chứng dựa trên dữ liệu về việc các nỗ lực loại bỏ lãng phí hiệu quả đến đâu và sau đó theo dõi nỗ lực của bạn theo thời gian.

OEE = Mức độ sẵn sàng của thiết bị A (Availability) x Hiệu suất thiết bị P (Performance) x Mức chất lượng sản phẩm Q (Quality)

OEE = A x P x Q
A = (Thời gian máy chạy thực tế/ Thời gian chạy máy theo kế hoạch) x 100%
P = (Công suất thực tế/ Công suất thiết kế) x 100%
Q = (Số lượng sản phẩm đạt chất lượng/ Số lượng sản phẩm sản xuất ra) x 100%

                    Chuyên gia tư vấn TPM của IMQ Corporation phân tích dữ liệu OEE để tìm điểm tập trung cải tiến thiết bị

Cải tiến OEE để giảm tổn thất lớn. Bước này được thực hiện bằng cách “tập trung cải tiến”, tìm ra các vấn đề chủ yếu để cải tiến. Khi có dữ liệu OEE, công ty dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn TPM cần huy động khả năng phân tích và cải tiến của nhóm cải tiến gồm thành viên của nhiều bộ phận có chức năng chéo để xác định các lý do chính của các tổn thất. Sau khi tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ, cần thực hiện ngay các biện pháp để loại bỏ những tổn thất này. Sau đó bằng OEE Lãnh đạo công ty sẽ kiểm soát các nỗ lực cải tiến tập trung này xem có việc tư vấn TPM đạt được kết quả cải tiến như kế hoạch hay không.

9.Bảo trì theo kế hoạch.

Giai đoạn tiếp theo của việc triển khai tư vấn TPM hiệu quả là lập kế hoạch và lên lịch các hoạt động bảo trì định kỳ với mục tiêu loại bỏ các hư hỏng, sự cố ngoài đột xuất, Nhà máy cần tiến hành bảo trì theo kế hoạch với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý sản xuất hiện nay. Chuyên gia tư vấn TPM của IMQ sẽ giúp các bạn triển khai và quản lý hệ thống bảo trì phòng ngừa theo kế hoạch sau khi hoạt động TPM đã được thực hiện triển khai một thời gian.

10.Huấn luyện nâng cao kỹ năng bảo trì cho công nhân và thợ bảo trì
11.Thực hiện chương trình quản lý thiết bị ngay từ đầu
12.Hoàn thiện việc thực hiện TPM và nâng việc thực hiện TPM ở cấp độ cao hơn (cải tiến liên tục hệ thống TPM)

4. Khi tư vấn TPM cần lưu ý những điểm gì?

                                                  Lãnh đạo cấp cao Công ty Đông Quang với hoạt động tư vấn TPM

Việc triển khai TPM ở doanh nghiệp có đạt hiệu quả và tối ưu chi phí hay không phụ thuộc rất lớn vào chuyên gia tư vấn TPM. Nếu chuyên gia tư vấn TPM không có đủ kỹ năng hay tư vấn TPM mang tính áp đặt và lý thuyết thì doanh nghiệp sẽ vất vả trong việc triển khai dẫn đến bỏ dở nửa chừng hay gặp tốn kém không cần thiết trong việc xây dựng hệ thống. Do đó chuyên gia cần có kinh nghiệm thực tế, sát với hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự kiên nhẫn, hướng dẫn tận tình cụ thể để các thành viên của công ty hiểu rõ và thực hiện TPM một cách hiệu quả. Ngoài ra với kinh nghiệm của mình, khả năng nắm bắt vấn đề thực tế của doanh nghiệp để xử lý, đóng góp chuyên môn và các công cụ giải quyết vấn đề phù hợp giúp cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống TPM cũng rất quan trọng. Làm sao để mang lại giá trị gia tăng thực tế cho doanh nghiệp đó là điều cần lưu ý khi tư vấn TPM cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi đã thực hiện tư vấn TPM thì cần quyết tâm thực hiện và cung cấp đầy đủ nguồn lực thực hiện vì đây là chương trình có tính sống còn với doanh nghiệp và cần sự tham gia của Lãnh đạo cao nhất với tư vấn TPM và nhóm TPM.

5. Duy trì sau tư vấn TPM

Thực sự thì áp dụng TPM là chương trình mang tính lâu dài, do đó việc tư vấn TPM cũng cần lâu dài, không phải là việc thực hiện ngắn hạn trong vài tháng, thậm chí vài năm. Đầu tiên việc tư vấn TPM cần thời gian ít nhất là 3 - 5 năm để có thể bám rễ và hình thành văn hóa TPM trong một doanh nghiệp lớn. Sau khi kết thúc dự án tư vấn thì cốt lõi của việc duy trì là ở nguồn nhân lực của tổ chức và sự quan tâm của Lãnh đạo. Tuy nhiên bản chất của hệ thống TPM là hệ thống cải tiến liên tục và gắn liền với vấn đề chất lượng nên cũng sẽ được duy trì và phát triển cùng với hệ thống quản lý ISO 9001. 


Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẻ của tác giả qua quá trình hơn 20 năm tư vấn ISO, 5S, Lean và TPM cho hàng trăm doanh nghiệp từ qui mô hàng ngàn công nhân đến qui mô chỉ dưới 10 người, từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty tư nhân Việt Nam. Hi vọng với nội dung trên sẽ giúp cho những ai quan tâm hiểu thêm về việc tư vấn TPM cũng như làm sao để triển khai hoạt động tư vấn TPM một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.


Nguyễn Quốc Minh


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng