Bật mí kinh nghiệm tư vấn ISO (Kỳ 3)

Khi tư vấn ISO, chuyên gia tư vấn ISO IMQ luôn lưu ý về các yêu cầu bảo dưỡng là các yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến việc bảo dưỡng, bao gồm các loại hình bảo dưỡng, chu kỳ bảo dưỡng và các phương pháp bảo dưỡng. Các loại hình bảo dưỡng bao gồm (1) Bảo dưỡng định kỳ (2) bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị (3) và bảo dưỡng khi hỏng hóc. Việc lựa chọn phương pháp bảo dưỡng được xác định trên 

Bật mí kinh nghiệm tư vấn ISO (Kỳ 3)

 

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC YÊU CẦU BẢO DƯỠNG MÁY MÓC THIẾT BỊ

Khi tư vấn ISO, chuyên gia tư vấn ISO IMQ luôn lưu ý về các yêu cầu bảo dưỡng là các yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến việc bảo dưỡng, bao gồm các loại hình bảo dưỡng, chu kỳ bảo dưỡng và các phương pháp bảo dưỡng.

Các loại hình bảo dưỡng bao gồm (1) Bảo dưỡng định kỳ (2) bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị (3) và bảo dưỡng khi hỏng hóc. 

Bảo dưỡng định kỳ là việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

Bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị đòi hỏi sự quan sát thường xuyên.

Bảo dưỡng khi hỏng hóc có nghĩa là khôi phục chức năng bị hỏng hóc. 

Việc lựa chọn phương pháp bảo dưỡng được xác định trên cơ sở:

(1) các đặc tính liên quan đến phương tiện máy móc và thiết bị được bảo duỡng (xu hướng hỏng hóc về chức năng, tuổi thọ của phương tiện và thiết bị và khả năng bảo dưỡng) và

(2) Tổn thất về sản lượng và chất lượng do các hỏng hóc gây ra

Nói chung, phương pháp bảo dưỡng được lựa chọn theo các xu hướng (1) Bảo dưỡng theo tình trạng máy móc thiết bị, khi các phương tiện máy móc  và thiết bị đó có thể là nguyên nhân gây ra tổn thất lớn cho sản xuất và (2) bảo dưỡng khi hỏng nếu các phương tiện và thiết bị đòi hỏi chi phí bảo dưỡng lớn.

Trong hầu hết các trường hợp thông thường, bảo dưỡng định kỳ được lựa chọn và việc bảo dưỡng được tiến hành vào những khoảng thời gian thích hợp với phương tiện máy móc và thiết bị tương ứng.

Để phòng ngừa sự giảm giá trị sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị và duy trì các chức năng hoạt động của chúng trong một thời gian dài, chuyên gia tư vấn ISO IMQ đưa ra khuyến nghị  cần lựa chọn các phương pháp bảo dưỡng phù hợp với đặc điểm của phương tiện máy móc, thiết bị và mức độ quan trọng của chúng theo 2 phương pháp sau đây:

1.Phương pháp định lượng - Thông qua tính toán chi phí bảo dưỡng phương tiện máy móc và thiết bị ở mức tối thiểu.
Công thức  dưới đây là miêu tả ngắn gọn mối quan hệ giữa chất lượng bảo dưỡng (số lần thực hiện bảo dưỡng) và toàn bộ chi phí bảo dưỡng phương tiện máy móc và thiết bị.

Tổng chi phí bảo dưỡng phương tiện máy móc và thiết bị = chi phí bảo dưỡng + tổn thất do hỏng hóc.

 Chi phí bảo dưỡng = (   chi phí bảo dưỡng khi hỏng hóc   + chi phí sửa chữa định kỳ    + chi phí kiểm tra    )

                                             số lần hỏng hóc                   số lần sửa chữa định kỳ        số lần kiểm tra

Tổn thất do hỏng hóc = (  chi phí tổn thất cho những lần hỏng hóc   )

                                                       số lần hỏng hóc

Do vậy, tổng chi phí bảo dưỡng phải được tính toán bằng cách thay đổi chu kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị, một cách tương ứng. Cần lựa chọn loại hình bảo dưỡng và tần suất bảo dưỡng sao cho chi phí ở mức thấp nhất.

2.Phương pháp định tính - Xác định bằng cách phân loại các đặc tính kiểm tra

Sự cần thiết của việc kiểm tra và các đặc tính như tính hiệu quả và tính kinh tế cần được xếp hạng dựa trên cơ sở xu hướng hỏng hóc về chức năng, tuổi thọ của máy móc  và thiết bị, các phương pháp kiểm tra và ngày công.  Các quy định kỹ thuật về bảo dưỡng máy móc và thiết bị phải được xác định dựa trên sự phân hạng này.

a)Tính cần thiết. Để xác định mức độ cần thiết, cần phải kiểm tra 7 mục sau: 

1)Có hoặc không có các quy định mang tính luật pháp
2)Khoảng thời gian ngừng trệ dự tính
3)Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng 
4)Chi phí bảo dưỡng
5)Mức độ ảnh hưởng tới độ an toàn
6)Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
7)Và ảnh hưởng của các sự cố nghiêm trọng

Trên cơ sở đánh giá 7 điểm trên, các phương tiện máy móc và thiết bị được phân thành 4 nhóm:  A, B, C và D. Các nhóm này phản ánh các mức độ quan trọng tương ứng. Các phương tiện máy móc và thiết bị đó phản ánh tính cấp thiết phải được đánh giá là  phương tiện máy móc và thiết bị chính yếu, và các phương tiện máy móc và thiết bị này cần kiểm tra từng chi tiết và bảo dưỡng dựa trên tình trạng.

b)Tính hiệu quả. Tính hiệu quả của việc đánh giá dựa trên cơ sở đặc điểm hỏng hóc của phương tiện máy móc và thiết bị (Ví dụ như tuổi thọ của thiết bị, tiến trình hỏng hóc, và bản chất hỏng hóc)
Tính hiệu quả của việc đánh giá  tỷ lệ nghịch với tuổi thọ của phương tiện máy móc và thiết bị. Việc đánh giá  có kết quả khi độ hỏng hóc của các phương tiện máy móc  và thiết bị thể hiện trên một đường thẳng và khi sự hỏng hóc của máy móc và thiết bị hình thành theo hình thức bào mòn hoặc ăn mòn (3 nhóm “cao” “thấp” và “không”) được sử dụng để đánh giá

c)Khả năng xác định mà không tháo rời

Cần phải đánh giá tình trạng hỏng hóc phương tiện máy móc và thiết bị để có thể xác định được mà không cần tháo rời  những phương tiện máy móc và thiết bị đó. 

Phương tiện máy móc và thiết bị phải được phân thành 3 nhóm theo khả năng đã nêu ở trên như sau: Nhóm (H) sử dụng phương pháp đo lường bình thường (L) sử dụng kỹ thuật chuẩn đoán (N) không thể xác định.

d)Tính kinh tế 

Cần đánh giá nhân lực kiểm tra. Phương tiện máy móc và thiết bị được phân thành 3 nhóm (H, L và N) theo chi phí. Các phương tiện và thiết bị nhóm H là nhóm có tính kinh tế nhất, tiếp đó là nhóm L.

 

e)Xếp hạng chung và xác định loại hình bảo dưỡng 

Loại hình bảo dưỡng tối ưu cần được xác định trên cơ sở 4 tiêu chuẩn đánh giá phương tiện máy móc và thiết bị: tính cần thiết, tính hiệu quả, khả năng không tháo rời và tính kinh tế.

Ví dụ, loại hình bảo dưỡng được lựa chọn phải là bảo dưỡng dựa trên tình trạng thực tế khi các phương tiện và thiết bị cho thấy tính cần thiết phải kiểm tra đánh giá, chứng minh được hiệu quả cao và khả năng có thể xác định mà không phải tháo rời và hiệu qủa chi phí cao nhất.

Tuy nhiên, nếu tình trạng hỏng hóc của máy móc, công cụ và các bộ phận không thể xác định được nếu không tháo rời thì kiểm tra không tháo rời theo định kỳ là cần thiết. Khi kiểm tra định kỳ không tháo rời mà không thu được những thông tin cần thiết thì không có cách nào khác là phải sử dụng loại hình bảo dưỡng khi hỏng.

Chuyên gia tư vấn ISO IMQ cho rằng “Việc đánh giá yêu cầu bảo dưỡng máy móc thiết bị chính xác, tin cậy để đưa ra các phương pháp bảo dưỡng phù hợp với đặc điểm của từng máy móc, thiết bị và mức độ quan trọng của chúng sẽ không những  phòng ngừa được sự giảm giá trị sử dụng các máy móc, thiết bị để  duy trì các chức năng hoạt động của chúng trong một thời gian dài, mà còn giảm được đáng kể chi phí hoạt động của doanh nghiệp”

Nguyễn Thế Cường, MBA

Xem thêm bài viết chia sẻ kinh nghiệm tư vấn ISO theo link dưới đây

Tư vấn ISO sao cho hiệu quả?

https://imq.vn/tu-van-iso/tu-van-iso-sao-cho-hieu-qua.html


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng