Bật mí kinh nghiệm tư vấn ISO (Kỳ 5)

Bảo dưỡng khi hỏng yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc sửa chữa là rất quan trọng.Trong bất cứ trường hợp hỏng hóc nào xảy ra, việc sửa chữa phải được tiến hành ngay lập tức để hạn chế thiệt hại sản xuất do ngừng vận hành ở mức thấp nhất. Để thực hiện công việc sửa chữa có hiệu quả, việc sắp xếp nhân sự, mua vật tư nguyên vật liệu và quản lý tiến trình công việc cần phải được thực hiện một cách chính xác. Chuyên gia tư vấn ISO khuyến nghị cần thực hiện các công việc sau:

Bật mí kinh nghiệm tư vấn ISO (Kỳ 5)

 

TƯ VẤN ISO TƯ VẤN QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG KHI HỎNG THẾ NÀO?

Theo chuyên gia tư vấn ISO IMQ, bảo dưỡng khi hỏng là các hoạt động nhằm khôi phục hoạt động của các phương tiện máy móc và thiết bị tuỳ thuộc vào hỏng hóc xảy ra.

Bảo dưỡng khi hỏng bao gồm các công việc sửa chữa khi hỏng hóc xảy ra đột ngột, không theo kế hoạch sửa chữa.

Tình trạng ngừng sản xuất đột ngột có thể ảnh hưởng  đáng kể đến các phương tiện máy móc và thiết bị khác. Do đó, bảo dưỡng khi hỏng là công việc rất quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp.

Bảo dưỡng khi hỏng yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc sửa chữa là rất quan trọng.

Chuyên gia tư vấn ISO IMQ cho rằng, mặc dù đã được kiểm soát chặt chẽ, các phương tiện máy móc và thiết bị vẫn có thể xảy ra hỏng hóc một cách bất ngờ.

Một số các phương tiện máy móc và thiết bị rất khó kiểm tra. Việc sửa chữa các phương tiện và trang thiết bị này phải đợi đến khi xuất hiện hỏng hóc  trên thực tế.

Trong bất cứ trường hợp hỏng hóc nào xảy ra, việc sửa chữa phải được tiến hành ngay lập tức để hạn chế thiệt hại sản xuất do ngừng vận hành ở mức thấp nhất.

Để thực hiện công việc sửa chữa có hiệu quả, việc sắp xếp nhân sự, mua vật tư nguyên vật liệu và quản lý tiến trình công việc cần phải được thực hiện một cách chính xác. Chuyên gia tư vấn ISO khuyến nghị cần thực hiện các công việc sau:

  1. Các hỏng hóc đột ngột và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Khi các phương tiện máy móc và thiết bị bị hỏng hóc, cần điều tra các nguyên nhân gây ra hỏng hóc và ngay lập tức đưa ra biện phắp khắc phục .

Khi cần thiết, việc phân tích từng phần cần được tiến hành để đánh giá mức độ hỏng hóc và tình trạng hỏng hóc chung.

  1. Phác thảo kế hoạch sửa chữa khẩn cấp

Khi đã tìm ra các nguyên nhân gây ra hỏng hóc, máy móc, công cụ và các bộ phận được sửa chữa hoặc thay thế được xác định, lịch sửa chữa cần được chuẩn bị trên cơ sở nội dung công việc sửa chữa và thời gian cần để thực hiện công việc sửa chữa.

  1. Bố trí nhân công và mua vật tư nguyên vật liệu

Yêu cầu về nhân công cho công việc sửa chữa cần bố trí nhanh chóng. Việc mua vật tư nguyên vật liệu và các phụ tùng cần cho việc sửa chữa phải thực hiện càng nhanh càng tốt.

Cần xem xét hàng hoá trong kho hoặc đã có kế hoạch sử dụng liên quan đến tình trạng khẩn cấp.

 

  1. Thực hiện và quản lý quá trình sửa chữa

Khi tư vấn ISO, chuyên gia tư vấn cần khuyến nghị quá trình sửa chữa được quản lý bằng cách sử dụng bảng tiến trình công việc.

  1. Báo cáo kết quả sửa chữa và duy trì và bảo quản các hồ sơ.

Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa, các dữ liệu về kết quả sữa chữa cần được tập hợp và lập báo cáo kết quả bằng văn bản. Đây là một phần trong qui trình bảo trì, bảo dưỡng mà chuyên gia tư vấn ISO hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

  1. Các điểm cần lưu ý và trách nhiệm trong tương lai

  1. Thực hiện kiểm soát sửa chữa bằng cách sử dụng “PERT” (Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình)

  1. Quản lý lưu kho đối với các vật tư và các nguyên vật liệu sửa chữa cũng là điều cần lưu ý khi tư vấn ISO cho doanh nghiệp 

Việc dự trữ các vật tư phụ tùng, nguyên vật liệu cho việc sửa chữa tại mọi thời điểm để đề phòng hỏng hóc đột ngột là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu không lưu kho nguyên vật liệu và vật tư, phụ tùng  thì việc sửa chữa sẽ bị chậm trễ, do đó phải được đặt trước từ người sản xuất.

Quản lý lưu kho một cách thích hợp phải tính đến đặc điểm của phương tiện máy móc và thiết bị, các phụ tùng, vật tư thay thế và các hồ sơ sửa chữa trước.

  1. Lưu giữ hồ sơ sửa chữa là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành tư vấn ISO để làm cơ sở phân tích cải tiến sau này

Hồ sơ sửa chữa phải được lưu giữ để sử dụng trong kiểm tra các phương pháp bảo dưỡng thích hợp.

Tình trạng ngừng sản xuất đột ngột có thể ảnh hưởng  đáng kể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó, bảo dưỡng khi hỏng là công việc rất quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp. Bảo dưỡng khi hỏng yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc sửa chữa là rất quan trọng.

Nguyễn Thế Cường, MBA

Xem thêm bài viết chia sẻ kinh nghiệm tư vấn ISO theo link dưới đây

Tư vấn ISO sao cho hiệu quả?

https://imq.vn/tu-van-iso/tu-van-iso-sao-cho-hieu-qua.html


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng